Home » » 3 tháng giữa: Nên và không nên ăn gì? - TIN TỨC 24H

3 tháng giữa: Nên và không nên ăn gì? - TIN TỨC 24H

(ao bau) - Cẩm nang mang thai quý 2 dưới đây sẽ giúp mẹ có chế độ ăn uống tốt nhất cho thai nhi.

Tạm biệt 3 tháng đầu nôn ói thường xuyên và ăn uống không ngon miệng, bước sang tháng thứ 4 thai kỳ, những cảm giác này sẽ dần biến mất. Thời gian này, người mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ cũng cần biết rằng trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa là vô cùng quan trọng.

Dinh dưỡng cần bổ sung

Bổ sung axit folic, sắt, canxi và kẽm

Vì đây là thời điểm em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm nên mẹ cần bổ sung các dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi và kẽm. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung những dưỡng chất này thông qua việc uống viên thuốc bổ.

Tinh bột

Nhiều mẹ bầu hiện đại thường cố gắng nhịn ăn tinh bột để được mi-nhon, tuy nhiên như thế sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Chị em vẫn cần nạp tinh bột từ bánh mì, cơm, ngũ cốc… Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.


Rau xanh rất cần thiết trong chế độ ăn của bà bầu. (ảnh minh họa)

Thịt và rau quả

Trong giai đoạn 2 thai kỳ, chị em cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm đặc biệt là thịt và rau quả để ngăn chặn sự thiếu khoáng chất và nguyên tố vi lượng.

Thực phẩm giàu sắt, canxi

Những thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu là gan động vật, thịt bò, rau lá xanh… Mẹ bầu chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiết sắt. Để cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt, mẹ nên uống thêm vitamin C. Thêm nữa, nhu cầu canxi trong 3 tháng giữa cũng rất quan trọng. Những thực phẩm giàu canxi mẹ không thể bỏ qua là: sữa, đậu nành, tôm, rong biển… Theo các chuyên gia, mẹ bầu càn uống 300-500ml sữa mỗi ngày.

Thực phẩm chứ kẽm

Bổ sung kẽm khi mang thai 3 tháng giữa cũng vô cùng quan trọng. Nếu thai nhi không có đủ kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương, chậm phát triển trong tử cung và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 20mg kẽm thông qua chế độ ăn uống với những thực phẩm như hàu, thịt, gan, trứng, hải sản hoặc bổ sung qua đường uống với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm về vo sinh mới nhất <<<<<<<<

Thực phẩm mẹ không nên ăn

Gia vị mang tính nóng và cay 

Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết của mẹ bầu kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón. Khi bị táo bón phụ nữ mang thai phải rặn nhiều sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hoặc sinh sớm.


Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón. (ảnh minh họa)

Đồ uống kích thích

Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất café có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Chất caffeine còn có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Đồ ngọt

Lượng đường liên tục có nhiều trong cơ thể có thể làm hao tốn một lượng can-xi lớn, thiếu can-xi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương và răng của bé. Dùng quá nhiều sôcôla cũng không tốt, khiến mẹ có cảm giác no bụng và ảnh hưởng đến việc ăn uống khác, kết quả là cơ thể béo lên nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.

Mì chính

Mì chính là loại gia vị rất phổ biến hàng ngày, nhưng đối với phụ nữ mang thai thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của mì chính là sodium glutamate, sau khi kết hợp với chất kẽm trong máu sẽ bị thải ra theo đường nước tiểu, hấp thụ quá nhiều lượng mì chính có thể làm tiêu hao lượng kẽm lớn sẽ không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Nhân sâm 

Y học cho rằng phụ nữ trong thời kỳ mang thai đa số âm huyết hư nhược, việc sử dụng nhân sâm dẫn đến hao tổn âm khí làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, sưng phù và cao huyết áp. Long nhãn ôn tính trợ dương, bà bầu sau khi ăn dễ bị động thai, cho nên cũng phải hạn chế sử dụng.

Các thực phẩm có chứa chất phụ gia

Đồ hộp có chứa chất phụ gia là nhân tố nguy hiểm dẫn đến quái thai hoặc sảy thai, vì vậy các bà mẹ tương lai nên tránh xa các sản phẩm đồ hộp đó. Quẩy chao dầu trong quá trình gia công có thêm vào chất phèn chua, là một loại chất hoá học a-lu-min, chất này có khả năng thâm nhập qua cuống rốn làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm về su phat trien cua thai nhi mới nhất <<<<<<<<

 

 

Nguồn : http:// 24h.com.vn

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

RSS